Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Ngọc  - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

Linh thiêng ngôi đền cổ thờ Thái úy Lý Thường Kiệt

Đăng lúc: 00:00:00 26/07/2019 (GMT+7)
100%
Print

Nằm ngay bên đường đê Tả Lèn, thôn 3, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, vẻ đẹp của di tích đền thờ Lý Thường Kiệt vẫn níu chân được rất nhiều người dân trong cũng như ngoài tỉnh đến tham quan bởi vẻ linh thiêng, trầm mặc. Ngôi đền được dân làng góp sức xây dựng để tưởng nhớ công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Nằm ngay bên đường đê Tả Lèn, thôn 3, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, vẻ đẹp của di tích đền thờ Lý Thường Kiệt vẫn níu chân được rất nhiều người dân trong cũng như ngoài tỉnh đến tham quan bởi vẻ linh thiêng, trầm mặc. Ngôi đền được dân làng góp sức xây dựng để tưởng nhớ công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Ngôi đền cổ hàng trăm năm

Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là một danh tướng đời nhà Lý. Ông là người đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống vào năm 1075 - 1077. Ông được biết đến là một trong 14 vị tướng tài, anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

Công lao của ông còn gắn liền với 19 năm (1082 - 1101) được vua biệt phái vào cai quản trấn Thanh Hóa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Vùng đất này đã được ông xây dựng thành một pháo đài đài bất khả xâm phạm vùng đất phía nam của Tổ quốc vào thời bấy giờ.

https://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2018-10/6aae13052da4909d6-9d0c7.JPG
Cổng chính vào đền Lý Thường Kiệt.

Trong thời gian làm Tổng chấn Thanh Hóa, Thái úy Lý Thường Kiệt nổi tiếng là một vị quan anh minh. Vì là em kết nghĩa của vua nên ông có quyền quyết định mọi việc ở trấn Thanh Hóa. Nhờ vào lòng đức độ, sự khoan dung và sáng suốt của ông mà người dân trong trấn Thanh Hóa đã được hưởng nhiều lợi ích trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi ông qua đời, để tỏ lòng biết ơn, người dân xứ Thanh đã chọn đất, góp công sức và của cải xây dựng một ngôi chùa tên mang là Báo Ân để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Bên cạnh đó, trên mảnh đất khi còn sống Lý Thường Kiệt đã chọn làm “Thọ thân” cũng đã được người dân xây dựng một ngôi đền để thờ phụng ông.

Ngôi đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt trên mảnh đất thiêng xưa kia nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi đền cổ ở Thanh Hóa, dù trải qua hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa lớn.

https://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2018-10-31/652ad7181a489edanh02.jpg
Ngôi đền cổ thờ Thái úy Lý Thường Kiệt ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

Theo các tài liệu còn ghi lại, xưa kia nơi đây chỉ là một miếu thờ nhỏ được dựng lên để thờ, tưởng nhớ công lao mà Thái úy Lý Thường Kiệt làm cho nhân dân xứ Thanh. Trước sự linh thiêng của ngôi đến, trải qua bao năm hư hại, xuống cấp. Cách đây hơn 300 năm, người dân sống xung quanh miếu thờ này đã cùng nhau góp công của để xây dựng một ngôi đền mới rộng rãi, khang trang hơn. Ngôi đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt tọa lạc trên một diện tích đất rộng lớn, xưa kia nằm giáp bên ngôi chùa lớn nhất trong vùng có tên là Linh Xứng. Cổng của ngôi đền hướng ra dòng sông Lèn hiền hòa đang đổ về biển lớn.

Đền được xây dựng theo kiến trúc nhà 5 gian, 2 chái. Mái đền được lợp ngói âm dương, cột kèo và các “vì” trong đền được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết hoa văn về các linh vật như: Long, Ly, Quy, Phụng; thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá… Xung quanh là các công trình phụ trợ, cây cổ thụ, vườn hoa, cây cảnh… Gian chính giữa của ngôi đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

Linh thiêng ngôi Đền cổ

Tại ngôi đền cổ này, do có sự linh thiêng và những lời nguyền được truyền lại nhiều đời nay nên đến nay, ngôi đền vẫn còn giữ được nét nguyên sơ. Ngoài kiến trúc tổng quan của ngôi đền, nhiều đồ vật cổ trong đền vẫn còn giữ được đầy đủ, chưa từng bị mất cắp.

Trong thời kỳ kháng chiến, bị bom Mỹ đã nhiều lần bắn phá cầu Lèn và các ngôi làng lân cận để ngăn cản sự tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam. Tuy nhiên, ngôi đền không hề bị trúng bom. Trong khi đó, nhà dân sống gần bên liên tục hứng chịu bao trận bom Mỹ. Điều kỳ lạ nữa, đã có nhiều quả bom rơi sát bên ngôi đền nhưng không hề nổ, sau đó được người dân đưa đi nơi khác.

https://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2018-10-31/9df2138eaef0df8dimages.jpg
https://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2018-10-31/f5d6fbfb2e5f747dimages%20(1).jpg
https://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2018-10-31/2a4edae6aa7f384d142484014354ed55cfa7298.jpg
Các vì, cột, kèo được chạm khắc tinh xảo có từ hàng trăm năm nay.

Chính vì điều này, mà những nét cổ kính, đồ vật cổ trong đền dù đã hơn 300 năm nay vẫn còn nguyên vẹn mà không bị kẻ xấu đột nhập lấy cắp. Hiện trong đền vẫn còn giữ được những đồ thờ của Thái úy Lý Thường Kiệt có hàng trăm năm nay như: mũ, đôi hài, kiếm lệnh…

Hàng năm, tại ngôi đền cổ thờ Thái úy Lý Thường Kiệt này có hai ngày lễ lớn là ngày giỗ của ông (21/6 âm lịch) và ngày lễ Khai đầu năm vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch. Cụ từ Phạm Ngọc Quỳ cho hay: “Xưa kia, thời Thái úy Lý Thường Kiệt còn trị vì ở trấn Thanh Hóa, Tết âm lịch xong đến ngày 25 tháng Giêng mới bắt đầu làm việc. Chính vì thế ngày này mới khai ấn để đi làm. Cứ đến ngày này, người dân trong vùng lại tổ chức lễ khai ấn và cùng nhau góp lễ để dâng lên đền. Cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi. Mùa màng tốt tươi…”.

Chủ trương tu bổ, phục dựng

Năm 2015 trước sự xuống cấp của ngôi đền, Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định trong việc tu sửa cấp thiết ngôi đền, tuy nhiên trong quá trình tháo dỡ thì thấy hư hỏng nhiều, mái ngói bị hỏng gần như hoàn toàn, nhiều cột bị mối mọt... Trước thực trạng đó, huyện đã dừng lại tu sửa cấp thiết và xin trùng tu, tôn tạo lại di tích cho bền vững. Và mới đây UBND tỉnh đã có Văn bản số 8214 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Thường Kiệt, quy mô đầu tư bao gồm tu bổ, tôn tạo các hạng mục tiền bái và hậu cung. Thời gian dự kiến thực hiện trong hai năm 2017 - 2018.

Ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết: Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt dù trải qua hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích, lịch sử văn hóa lớn. Việc UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tu bổ tôn tạo di tích là cơ hội tốt không chỉ nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và KT-XH của địa phương.

Với mục tiêu tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với du lịch, theo lộ trình khi đền thờ Lý Thường Kiệt được trùng tu tôn tạo sẽ hình thành kết nối tour du lịch tâm linh dọc theo tuyến sông Lèn.

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
66819

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289