KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ XÃ HÀ NGỌC
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Hà ngọc, ngày 20 tháng 8 năm 1954, ngày 20 tháng 8 năm 2024, 70 năm xây dựng và trưởng thành.
Hà Ngọc là một vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử và văn hóa vô cùng đặc sắc, gắn với lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua trường kỳ lịch sử, lớp lớp các thế hệ người Hà Ngọc đã lập nên không ít những kỳ tích, dẫu phải vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. đặc biệt là từ khi có ánh sáng cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam soi đường, nhân dân Hà Ngọc một lòng đi theo Đảng, chiến đấu và sản xuất dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng đã lập nên nhiều thành tích rất đáng tự hào.
Trong thời kỳ cận hiện đại Hà Ngọc là vùng đất lịch sử sôi động với phong trào cách mạng Cần Vương chống pháp ở thế kỷ 19. Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên của Huyện Hà Trung ngày 10 tháng 10 nawm 1930, tại Gác Chuông chùa Trần. gồm có 5 đồng chí trong đó có 2 đồng chí là người con của quê hương Hà Ngọc đó là đồng chí Đào Văn Ty và Đào Văn Nghịnh điều đó đã thể hiện ý chí kiên cường bất khuất nêu tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Hà Ngọc.
Gác chuông Chùa Trần nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung ( 10/10/1930 )
Kể từ ngày thành lập chi bộ Đảng huyện Hà Trung, mọi cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân
tộc, ở địa phương đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước sang thời kỳ phản đế cứu quốc năm một nghìn chín trăm bốn mươi, năm một nghìn chín trăm bốn mốt, Hà Ngọc đã có hàng chục đồng chí tham gia vào tổ chức thanh niên phản đế, Tự vệ phản đế, như các đồng chí, Phạm Phú Đức, Vũ Văn Giới, Cù Văn Xích, Trần Duy Chiếm, Trần Văn Thăng, Sư An, Văn Như Chúc,
Đến năm một nghìn chín trăm bốn ba, đã có thêm một số đồng chí như: Đào Văn Lâm, Văn Như Nông, Văn Như Tước, Lê Văn Phối, Đào Đức Huynh, Nguyễn Văn Âu, Nguyễn Văn Vinh, Côn, Cơ, cấp trên cử đồng chí Đào Văn Ty làm tổng ủy Việt Minh tổng Ngọ Xá từ đây phong trào cách mạng ngày càng vững chắc hơn. Đến năm một nghìn chín trăm bốn lăm, có thêm một số đồng chí như: Mai Hữu Ngoạn, Đào Văn Huyên, Mai Hữu Doãn,
Dưới sự lãnh đạo của Đảng lực lượng tự vệ cứu quốc và quần chúng cách mạng của tổng Ngọ xá đã tham gia vào cuộc tổng khởi nghĩa thành công giành chính quyền về tay nhân dân ngày 19 tháng 8 năm 1945, đã hoàn thành thắng lợi.
Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban cách mạng lâm thời từ tổng đến làng, được thành lập. đứng đầu Ủy Ban cách mạng lâm thời tổng Ngọ Xá là đồng chí Trịnh Đình Chí.
Đến tháng 10 năm 1947, Thường vụ Huyện ủy Hà Trung quyết định kết nạp Đảng cho 3 đồng chí, trong đó Ngọ Xá có đồng chí Phạm Phú Đức, Mai Hữu Ngoạn, đồng thời Huyện ủy thống nhất thành lập chi bộ dự bị Ngọc Âu do đồng chí Tạ Xuân Tiềm làm bí thư chi bộ, và chi bộ Ngọc Âu được đặt tên bí danh là chi bộ La Ngà. Sau 6 tháng hoạt động tháng 3 năm 1948, chi bộ Ngọc Âu được công nhận chính thức và đồng chí Mai Hữu Ngoạn được Huyện ủy cử làm bí thư chi bộ.
Từ đây mọi hoạt động phong trào kháng chiến kiến quốc tại địa phương đã có sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. công tác phát triển Đảng viên được chú trọng chỉ trong 3 năm tất cả các thôn xóm của Ngọc Âu đều có Đảng viên đến năm 1949, chi bộ đã có 30 đảng viên.
Từ năm một nghìn chín trăm năm mươi, năm một nghìn chín trăm năm mươi tư, Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Ngọc Âu tập chung phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất tập thể, ruộng đất được chia lại công điền, công thổ, giảm tô, hạ thuế, văn hóa đã cơ bản hoàn thành xóa mù chữ cho nhân dân trường học đã bắt đầu hình thành và nhân dân địa phương tích cực tham gia các phong trào do chính phủ phát động trong đó đã cống hiến rất nhiều sức người sức của cho tuyền tuyến chống thực dân xâm lược.
Đến tháng 8 năm 1954, sau khi thực hiện giảm tô đời sống nhân dân ổn định Huyện ủy Hà Trung xét thấy Ngọc Âu đủ sức tách chia làm 3 xã. Hà Ngọc, Hà Phong, Hà Đông. Sau khi phân chia thành địa phận mới đến ngày 20 tháng 8 năm 1954 chi bộ xã Hà Ngọc được thành lập và tổ chức đại hội lần thứ nhất với tổng số 16 đảng viên và bầu 5 đồng chí vào chi ủy gồm: đồng chí Nguyễn Văn Vóc làm bí thư, đồng chí Ngọ Bá Nhiều làm chủ tịch, đồng chí Vũ Cài phụ trách công an, đồng chí Trần Quang Nhẩm phụ trách xã đội, đồng chí Hoàng Năng phụ trách văn phòng Ủy ban Kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại được đổi thành Ủy Ban hành chính xã Hà Ngọc.
Sau khi được thành lập Chi bộ Hà Ngọc đã tập chung lãnh đạo nhân dân xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cùng với nhân dân miền bắc khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa, với nhiều cố gắng được cấp trên biểu dương khích lệ như; đã lãnh đạo nhân dân khai hoang, vỡ hóa, đào đắp kênh mương, đào ao, đào giếng và áp dụng một số tiến bộ vào sản xuất năng xuất hoa mầu được nâng lên hộ nghèo đã có thể tự giải quyết được lương thực, chăn nuôi đã mở rộng. cùng với sự phát triển về kinh tế văn hóa các phong trào nếp sống mới văn nghệ quần chúng phát triển, giáo dục đã có trường phổ thông cấp I, hệ thống bổ túc văn hóa được duy trì, có nhân viên y tế xã. cùng lúc vừa phát triển kinh tế - văn hóa xã hội Hà Ngọc cùng cả nước tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Năm 1958 đến năm 1960 theo tinh thần nghị quyết 14 của trung ương đảng với nội dung chuyển đổi phương thức sản xuất cá thể sang tập thể và phát triển kinh tế mô hình quốc doanh Hà Ngọc đã thành lập 5 hợp tác xã tại các làng. Đến năm 1960 thì có 8 hợp tác xã với hơn 90% số hộ dân tham gia. Sau 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958 -1960 kinh tế xã hội của Hà Ngọc đã có sự chuyển đổi sâu sắc trên con đường làm ăn tập thể mang đầy tính ưu việt. Trải qua những chuyển đổi thử thách toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã lại tự tin bước vào thời kỳ mới thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 năm 1961 thực hiện chủ trương của huyện ủy, chi bộ Hà Ngọc được đổi thành Đảng bộ xã Hà Ngọc và tiến hành đại hội do đồng chí Phạm Duy Dạng ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện làm bí thư đảng bộ xã. tháng 8 năm 1964 không quân mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc. Đảng bộ xã Hà Ngọc lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc đến năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất.
Sau chiến tranh Đảng bộ nhân dân Hà Ngọc đã có 5 đồng chí lão thành cách mạng, 3 cán bộ tiền khởi nghĩa, 8 bà mẹ Việt nam anh hùng, 105 liệt sĩ. Hàng trăm thương bệnh binh. Và nhiều ngôi nhà, đường làng ngõ xóm bị bom đạn tàn phá.
Bước vào giai đoạn mới 1975-1985 Đảng bộ lãnh đạo nhân dân tích cực khôi phục phát triển kinh tế bảo vệ đất nước. khắc phục hậu quả của chiến tranh Đảng lãnh đạo nhân dân tập trung phát động chiến dịch 55 ngày tiến vào thời kỳ mới phát động phong trào san lấp hố bom, khai hoang phục hóa để mở rộng diện tích trồng lúa, các hợp tác xã đã có nhiều tiến bộ về công tác quản lý như sử dụng và phân công lao động phù hợp hơn.
Đến tháng 1 năm 1981 ban bí thư Trung ương đảng ban hành chỉ thị 100 CT/TW (gọi tắt là khoán 10) cho phép cả nước thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm người lao động vừa có lợi cho người sản xuất vừa có lợi cho tập thể. từ đây các HTX dồn lại còn 02 hợp tác đó là Hợp tác xã Vạn Thắng và hợp tác xã Phú Vinh. Để thuận lợi hơn cho công tác lãnh chỉ đạo của Đảng đến cơ sở Huyện ủy thống nhất cho Đảng bộ Hà Ngọc thành lập 02 chi bộ đó là chi bộ Vạn Thắng và chi bộ Phú Vinh đến tháng 12 năm 1983 hai chi bộ được nâng lên thành đảng bộ bộ phận gồm các tổ đảng ở các thôn được sinh hoạt dưới hình thức chi bộ.
Đến tháng 4 năm 1985 Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo sát nhập 02 hợp tác Vạn Thắng, Phú Vinh thành thành hợp tác xã Hà Ngọc do Đồng chí Lê Văn Hùng Làm chủ nhiệm. lúc này hai đảng bộ bộ phận Vạn thắng, Phú Vinh giải tán do không còn phù hợp nữa Đảng bộ xã Hà Ngọc chuyển các Đảng viên 2 đảng bộ này về sinh hoạt tại các chi bộ nơi sinh sống.
Ở thời kỳ này kinh tế đã có nhiều phát triển như ruộng đã được phân hạng, chia theo đầu hộ giao cho các gia đình sản xuất, đưa các giống lúa mới có năng xuất cao vào sản xuất đại trà, chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. song phát triển mạnh nhất là đàn dê, cá .
Về văn hóa xã hội đã có trường học cấp 1, 2 tại xã và cũng đã có mấy chục học sinh tham gia học cấp 3. Hàng năm Hà Ngọc đã có hơn 10 người tham gia học trung cấp, cao đẳng, đại học. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh, công tác y tế đã thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân tại xã và thực hiện công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hóa gia đình.
Giai đoạn năm 1975-1985.
Trong 10 năm Đảng bộ đã trải qua các kỳ đại hội cụ thể như sau:
Đại hội lần thứ 12 ( 1975-1977 do đồng chí Lê Văn Phồn làm bí thư)
Đại hội lần thứ 13 năm 1977- tháng 5 /1978 do đồng chí Hoàng Văn Thôn làm bí thư. Tháng 6/1978 11/1978 do đồng chí Phạm Xuân Hinh làm quyền bí thư tháng 12/1978 8/1981 do đồng chí Trần Quang Nhẩm làm bí thư)
Đại hội lần thứ 14,15 từ năm 1981 đến 1985 do đồng chí Nguyễn Văn Trân làm bí thư.
Thời điểm này Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế văn hóa xã hội sang một thời kỳ dịch chuyển đổi mới. các nghành nghề dịch vụ bắt đầu nhen nhóm dần phát triển.
Đại hội lần thứ 16, thứ 17, thứ 18, thứ 19, thứ 20. Từ năm 1985- 2000 do đồng chí Nguyễn Văn Trân làm bí thư.
Giai đoạn này Đảng bộ Hà Ngọc đã có 14 chi bộ. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế văn hóa xã hội sang một thời kỳ đổi mới sôi động với nhiều hình thức hội nhập phát triển nhất là giai đoạn 1995-2000 địa phương đã vừng chắc trên nhiều phương diện cả về kinh tế - văn hóa xã hội- Quốc phòng an ninh chính trị. Hệ thống điện đường, trường, trạm đã từng bước hiện đại hóa phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân hệ thống truyền thanh của xã đã đưa vào hoạt động tuyên truyền đến mọi người dân các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Đại hội lần thứ 21 tháng 9 năm 2000 đến tháng 8 năm 2005 do đồng chí Hoàng Văn Hà làm bí thư.
Đại hội lần thứ 22,23 từ năm 2005- 2015 do đồng chí Phạm Huy Hòa làm bí thư.
Đại hội lần thứ 24 tháng 5 năm 2015- tháng 5 năm 2020 do các đồng chí: Trình Văn Minh, Nguyễn Văn Sỹ làm bí thư
Từ tháng 5 /2015- 9/2017 do đồng chí Trình Văn Minh làm bí thư.
Từ tháng 10/2017 5/2020. Ban thường vụ Huyện ủy điều động đồng chí Nguyễn Văn Sỹ bí thư Đảng bộ Hà Phong làm bí thư Đảng ủy xã Hà Ngọc. đồng chí Trình Văn Minh làm bí thư Đảng bộ xã Hà Phong.
Đại hội lần thứ 25 tháng 5 năm 2020 - 2025 do các đồng chí: Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Tòng làm bí thư.
Tháng 5 năm 2020 đến tháng 8 /2020 do đồng chí nguyễn Văn Sỹ làm bí thư.
Tháng 10 năm 2020 đến nay do đồng chí Nguyễn Văn Tòng làm bí thư.
Đại hội nhiệm kỳ này đã đề ra 24 chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới là một nhiệm vụ cần quyết tâm cao để thực hiện.
Qua quá trình phấn đấu và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân cùng với sự quan tâm lãnh đạo tạo mọi điều kiện của các cơ quan cấp trên. Xã nhà đã hoàn thành đạt chuẩn Nông thôn mới vào tháng 6 năm 2023.
Trải qua 70 năm thành lập và phát triển Đảng bộ xã Hà Ngọc đã lãnh đạo chỉ đạo nhân dân từng bước khắc phục khó khăn ổn định xây dựng và phát triển . Đến nay Đảng bộ Hà Ngọc đã trưởng thành qua 25 kỳ đại hội với tổng số 260 đảng viên nhiệm kỳ 2020-2025 với phương trâm Đoàn kết - dân chủ- kỷ cương- sáng tạo phát triển. Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo cán bộ Đảng viên và nhân dân xã nhà tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế. phát triển văn hóa xã hội, ổn định quốc phòng an ninh. Phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.
| Bài tuyên truyền theo ban tuyên giáo Người đăng Công chức VH XH Lê Phú |
|
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289