Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Ngọc  - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

HƯỚNG DẪN các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng và kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thâm canh mạ vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 00:00:00 06/12/2023 (GMT+7)
100%
Print

Kính thưa: - Các đồng chí thôn trưởng các thôn và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã. Thực hiện hướng dẫn số 85/HD-TTDVNN ngày 01/12/2023 của Trung tâm DVNN huyện Hà Trung về việc hướng dẫn các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng và kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thâm canh mạ vụ Xuân năm 2024;

HƯỚNG DẪN

các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng và kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thâm canh mạ vụ Xuân năm 2024.

Kính thưa:

- Các đồng chí thôn trưởng các thôn và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã.

Thực hiện hướng dẫn số 85/HD-TTDVNN ngày 01/12/2023 của Trung tâm DVNN huyện Hà Trung về việc hướng dẫn các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng và kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thâm canh mạ vụ Xuân năm 2024;

          Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, trong thời gian vừa qua công tác tiêu diệt chuột đang còn gặp nhiều khó khăn và đạt hiệu quả chưa cao, vụ Xuân thường có những đợt rét đậm, rét hại gây khó khăn cho việc gieo trồng, để có một vụ sản xuất lúa an toàn, hiệu quả ngay từ khâu làm mạ và thực hiện đảm bảo theo chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, UBND xã Hà Ngọc thông báo, hướng dẫn cần lưu ý và thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

I.CÔNG TÁC DIỆT CHUỘT:

Trong những năm gần đây nạn chuột phá hại sản xuất ngày càng gia tăng, tỷ lệ thiệt hại năng suất do chuột phá ngày càng cao; Vì vậy, để việc phòng trừ chuột đạt hiệu quả cao, cần tiến hành diệt sớm vào thời điểm thích hợp ngay từ đầu vụ, đồng loạt mang tính cộng đồng, tự giác, thường xuyên và liên tục.

1.     Phạm vi triển khai:

 Diệt chuột bao gồm cả khu vực dân cư, công sở và khu vực sản xuất trên địa bàn toàn xã.

2. Thời gian diệt chuột làm 3 đợt:

          a. Đợt 1: Đánh toàn bộ khu vực dân cư, công sở và khu vực công cộng bằng thuốc diệt chuột sinh học; Dự kiến ngày đánh chuột từ 15-20/12/2023.

b. Đợt 2: Đánh toàn bộ khu sản xuất bằng thuốc hóa học;

Dự kiến đánh vào ngày 01-05/01/2024.

c. Đợt 3: Đánh toàn bộ khu sản xuất bằng thuốc hóa học, dự kiến đánh vào ngày 20-25/01/2024. * Ngoài các đợt chính như trên còn tổ chức các đợt đánh bổ sung trong vụ trong năm.

3. Các biện pháp kỹ thuật diệt chuột và cách sử dụng thuốc:

 3.1. Thời điểm tổ chức các đợt diệt chuột: Phòng chống chuột được tiến hành đồng loạt, thường xuyên, liên tục theo từng đợt và đều khắp; Tập trung vào các thời điểm sau: Giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi trắng đồng), tốt nhất là thời kỳ đổ ải, làm đất, sau các 2 trận mưa lớn, lũ lụt chuột di chuyển còn đang sống co cụm ở những nơi đất cao; Đối với cây lúa sử dụng các biện pháp phòng trừ vào trước thời kỳ làm đòng.

 3.2. Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ chuột:

* Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng: Phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của chuột. - Thời vụ: Cần xác định thời vụ thích hợp, ở những vùng thường bị chuột hại nặng cần gieo trồng và thu hoạch đồng loạt; Cắt đứt nguồn thức ăn để chúng phải đói và khi gặp mồi chúng không thể không ăn; - Nếu có thể, giữ mực nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng – trỗ để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ. * Biện pháp vật lý, cơ học:

- Biện pháp sử dụng các bẫy cơ học như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dây, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, bẫy di động, …

 - Yêu cầu bẫy phải nhạy bén và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi; Đặt bẫy nơi cửa hang, cạnh hoặc vuông góc với đường đi, nơi có nhiều chuột hoạt động, rắc thêm vật liệu tương tự nơi đặt bẫy chỉ để lộ mồi để tránh sự phát hiện nhậy bén của chuột, nếu bẫy dùng mồi có thể đặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen mới lắp bẫy; nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và thu bẫy vào sáng sớm; Sau khi bắt được chuột, bẫy cơ học cần được xử lý bằng nước sôi hoặc ngâm nước trong thời gian ít nhất 12 tiếng, phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi đồng loại bị mắc bẫy.

- Dùng rào cản bao quanh ruộng hoặc bẫy hàng rào cản; Tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột. * Biện pháp sử dụng các loại bả sinh học, thuốc diệt chuột Nguyên tắc: - Sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường; chỉ dùng thuốc hóa học khi chuột phá hại mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt an toàn.

 - Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Trước khi đánh bả độc cần thông báo rộng rãi cho người dân xung quanh vùng biết, cần phải nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mồi, thu nhặt chuột chết.

- Bả diệt chuột sinh học Là sản phẩm của thuốc chống đông máu và vi khuẩn Salmonella entiriditis với mồi bằng lúa hấp, hoặc lúa nẩy mầm; Hiệu quả diệt chuột cao, một số chuột trong đàn không ăn cũng bị chết do lây nhiễm qua phân, nước tiểu của những con chết; Lượng dùng 2,5-3 kg/ha, đặt ở cửa hang và lối đi lại, bờ đê, mương, gò, cồn, vườn cây, … Hình thành thế bao vây phong toả; Bả được đặt vào buổi chiều tối, không để ánh sáng chiếu trực sạ và liên tục trong 2-4 đêm; mỗi mô 5-10 gr, cách nhau khoảng từ 2-5m hoặc 25-50gr và cách nhau 4-7m đối với từng loại bả khác nhau (theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Hiệu lực của bả liên quan chặt đến bảo quản: Khi mở gói bả ra thì nên dùng hết một lần, nếu để dành sẽ mất hiệu lực. Ở nhiệt độ 0°C - 15°C, bảo quản được 6 tháng. 3 * Đề nghị Hợp tác xã DVNN xã chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện Hà Trung về việc hướng dẫn diệt chuột vụ Xuân 2024, chủ động đấu mối, phối hợp với các thôn tổ chức thực hiện việc đánh chuột đảm bảo theo kế hoạch; Nếu có nhu cầu thuốc diệt chuột thì chủ động đấu mối với Trung tâm DVNN huyện đăng ký thuốc.

II. CÔNG TÁC LÀM ĐẤT VÀ VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG.

1. Tập trung công tác giải phóng đất sớm để đất tơi xốp, tăng hàm lượng Oxi, tăng dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại, hạn chế nguồn sâu bệnh trên đồng ruộng, tổ chức diệt chuột trước khi xuống giống. 2. Dùng vôi bột để vệ sinh đồng ruộng lượng từ 30-35kg/sào, xử lý độ chua trong đất và giúp phân hủy tàn dư thực vật trên đồng ruộng; Đặc biệt hạn chế được bệnh nghẹt rễ ngay từ đầu vụ.

III. KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ VỤ CHIÊM XUÂN.

1. Chuẩn bị mộng mạ:

- Xử lý hạt giống: Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm tiêu diệt mầm mống sâu, bệnh ký sinh trên hạt giống, để hạn chế lây lan ra ngoài đồng ruộng; Có thể dùng một số các biện pháp sau: + Xử lý bằng nước muối 15%: cho hạt giống vào dung dịch muối, thời gian xử lý 7-10 phút, sau đấy vớt ra rửa sạch và ngâm bình thường bằng nước sạch ( 01 kg giống xử lý bằng 01 lít nước muối 15%); + Ngâm trong nước nóng 54 độ C: cho hạt giống vào nước ấm 54 độ C, thời gian xử lý 5-7 phút, sau đó vớt ra và ngâm bình thường bằng nước sạch (01 kg giống xử lý bằng 01 lít nước ấm 54 độ C); + Xử lý bằng nước vôi trong 2-3%: cho hạt giống vào nước vôi trong 2- 3%, thời gian xử lý từ 8-10giờ, sau đấy vớt ra rửa sạch và ngâm bằng nước sạch (01 kg giống xử lý bằng 01 lít nước vôi trong 2-3%); + Ngoài ra có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Cruiser Plus, Daconil, Captan… Trộn đều vào thóc đã ngâm no nước trước khi đem ủ.

- Ngâm, ủ hạt giống: Thóc giống sau khi được xử lý bằng các biện pháp trên, tiến hành ngâm trong nước sạch khoảng 18 - 24 giờ đối với lúa lai, 36 - 48 giờ đối với lúa thuần, cứ 5 - 6 giờ cần thay nước rửa chua một lần; Khi hạt thóc hút no nước có biểu hiện: Hạt căng mẩy, nổi trắng đầu mày thì đãi sạch, để ráo nước, cho vào thúng phủ bao tải ẩm, ủ ở nhiệt độ từ 27 - 32 độC; Trong quá trình ủ cần kiểm tra nhiệt độ đống ủ và độ ẩm để điều chỉnh cho phù hợp; Khi mộng mạ đạt tiêu chuẩn: Đ i với mạ dược, mạ dầy súc, mầm dài bằng 1/2 hạt, rễ dài bằng 2/3 hạt thóc thì đem gieo được.

2. Làm đất, gieo mạ:

2.1. Làm đất: Nơi làm mạ phải khuất gió, cao ráo, thuận lợi cho việc tưới tiêu; Đất phải được cày bừa kỹ nhuyễn, sạch cỏ dại; Chia luống rộng 1- 1,2 m theo 3 chiều rút nước của ruộng, trang phẳng mặt lu ng sao cho không đọng nước ở mặt luống; Mỗi sào lúa cấy cần từ 10 – 14m 2 đất gieo mạ.

          2.2. Bón phân lót: 1 sào mạ (500 m2 ) cần 3-4 tạ phân chuồng hoai mục bón trước khi bừa lần cuối và 25-30 kg phân supe lân bón rải và trộn đều trong đất trước khi trang phẳng mặt luống. 4 2.3. Gieo mạ: Gieo mạ thưa để cây mạ to khỏe, chú ý gieo mạnh tay để mộng mạ chìm xuống bùn giúp giữ ấm chân mạ, giảm các tác động xấu khi thời tiết thay đổi nắng, mưa, lạnh; Nên gieo 1 kg thóc giống/8 - 10 m 2 đất mạ, nên chia lượng mạ ra làm 2 - 3 lần gieo thì mật độ sẽ đều, gieo song cần phủ một lớp tro bếp ải, phân chuồng hoai mục trên bề mặt luống mạ.

3. Che phủ nilon và chăm sóc mạ:

3.1. Che phủ nilon cho mạ: Vụ xuân thường có nhiệt độ thấp, rét đậm, rét hại. Nếu mạ không được bảo vệ cẩn thận dễ bị chết, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, do đó nhất thiết phải áp dụng biện pháp che phủ nilon 100% để bảo vệ mạ. Dùng các thanh tre rộng 2cm, dày 0,6 – 0,8cm, dài 2 – 2,2m; cứ 1,0 – 1,2m dài luống mạ cắm một thanh uốn theo hình vòm công cách mép luống 5 - 10cm, sao cho độ cao khung giàn tre từ 50 – 60 cm; Buộc liên kết các thanh vòm với nhau bằng một thanh tre dài theo chiều dọc luống cho chắc chắn. Dùng nilon màu trắng trong khổ 1,2 - 1,4 m (dọc ra được 2,4-2,8m) trùm kín theo chiều dài luống mạ, lấy bùn ở rãnh lu ng chèn kín kỹ xung quanh mép nilon phủ 2 bên và 2 đầu luống, đảm bảo luống mạ được che kín hoàn toàn sau khi gieo để tránh bị gió lùa làm bung nilon, chuột chui vào trong luống mạ.

          3.2. Chăm sóc mạ: Giữ cho mạ luôn luôn đủ ẩm sau khi gieo; Khi mạ đạt 1,5 lá đưa nước láng mặt lu ng mạ nhằm giữ ấm chân mạ (đối với mạ gieo trên ruộng), Giữ ẩm thường xuyên cho mạ, tuyệt đ i không để mạ khô nứt nẻ. Những ngày thời tiết nắng ấm, nhiệt độ lớn hơn >17 độ C thì mở nilon 2 đầu luống mạ vào ban ngày để thoát nhiệt và hơi nước, tránh cho mạ bị cháy lá do nhiệt độ tăng đột ngột, chiều tối tiếp tục che lại; Trước khi cấy 4 - 6 ngày, ban ngày mở nilon để luyện mạ làm quen với môi trường thời tiết bên ngoài, ban đêm che lại như cũ; Khi mạ có 2,5-3,5 lá thật và nhiệt độ >15 độ C thì tiến hành cấy; Chú ý: Không nên bón phân thúc cho mạ trong vụ xuân, đặc biệt ở giai đoạn trước khi cấy vì cây mạ sẽ non, mềm, không đanh dảnh, chống chịu kém, rất dễ chết khi cấy ra ruộng khi gặp thời tiết khắc nhiệt; Cấy nông tay, nhỏ dảnh. Trên đây là công văn chỉ đạo hướng dẫn cần lưu ý và thực hiện tốt về việc hướng dẫn các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng và kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thâm canh mạ vụ Xuân năm 2024;

 Đề nghị Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, HTX DVNN xã, Các đồng chí thôn trưởng các thôn và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung trên để đảm bảo thực hiện giành kết quả thắng lợi vụ Xuân năm 2024./.

 

 

Bài viết được được thông tin trên hệ thống đài truyền thanh xã

Công chức vh-xh

Lê Phú.

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
66819

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289